Nhìn vào thực tế mà nói, hiện tại lĩnh vực SEO vẫn còn quá mới tại Việt Nam. Nếu như truyền thông trực tuyến, digital marketing đều được các Trung tâm, các Học Viện đào tạo khá bài bản, có hệ thống giáo trình và công cụ hỗ trợ chuyên nghiệp. Thì SEO lại ngược lại, giáo trình đạo tạo thường xuyên lỗi thời, phần mềm SEO vừa mới ra thì đã không còn hiệu quả, các thủ thuật & kiến thức sớm mất tác dụng trước sự thay đổi của thuật toán
Hơn nữa, chúng ta vẫn chưa có một nhóm chuyên gia SEO, hay một tổ chức đứng ra thẩm định tay nghề và trình độ người làm SEO theo hệ thống các tiêu chí khoa học. Nếu làm được vậy, các doanh nghiệp, trung tâm đào tạo, những người học và làm SEO thấy rõ và tin chắc vào giá trị, cũng như triển vọng mà SEO mang lại.
Hôm nay, trong tầm hiểu biết hạn hẹp và kinh nghiệm những năm qua của mình, Siêng xin phép đưa ra những tiêu chí để đánh giá các cấp độ chuyên môn SEO phù hợp với thực tế Việt Nam.
Trong phạm vi bài viết này, Siêng chỉ đề cập đến 3 cấp độ chuyên môn của người làm SEO( bỏ qua cấp độ người mới bắt đầu):
- Chuyên viên SEO( SEOer, link builder)
- SEO chuyên nghiệp( SEO professor, SEO manager, SEO specialist)
- Chuyên gia SEO( SEO consultant, SEO expert, SEO strategist )
Thôi không trình bày dài dòng nữa, vào đề nhanh để không làm bạn thấy ngán ^_^
I. 6 tiêu chí để nhận diện Chuyên viên SEO
1. Am hiểu các thuật ngữ SEO cơ bản
Thuật ngữ SEO tại SEObook là nguồn chất lượng mà Siêng thường đọc
Việc am hiểu các thuật ngữ SEO tiếng Anh và cả tiếng Việt là điều rất quan trọng, nó vừa mang tính nền tảng, lại vừa giúp bạn có đủ kiến thức để đọc các tài liệu SEO và trao dồi thêm kiến thức và kinh nghiệp của mình. Dưới đây là các thuật ngữ SEO cơ bản theo Siêng là bạn nên nắm vững:
0- A: 301, 404, Above the Fold, Absolute Link, AdSense, AdWords, Alexa, Alt Attribute, Anchor Text
C: Cache, Canonical URL, Cloaking, CMS, CPA, CPC, CPM, Matt Cutts, Co-citation, Contextual Advertising,Crawl Frequency, Conceptual Links, Conversion, Crawl Depth
F: Feed, Feed Reader, Flash, Fresh Content, FTP
H: Headline, Hidden Text, HTML
L: Landing Page, Link, Link Building,
N: Navigation, Nofollow
R: Redirect, Referrer, Relevancy, Robots.txt, RSS,
S: Search Engine, SEM, SERP, Social Media, Spam, Spider, Sullivan, Danny,
T: Text Link Ads, Title, TrustRank
U: URL, URL Rewrite,
V: Viral Marketing,
W: White Hat SEO,
2. Thông thạo cách làm SEO On page căn bản
- Viết Title
- Viết Description
- Chọn keyword để SEO hiệu quả
- Xây dựng Internal link
- Tạo sitemap.html và sitemap.xlm
- Chèn thuộc tính image alt
- Tạo thẻ h1 / h2 cho trang hoặc cho bài viết
3. Thông thạo các thủ thuật SEO off căn bản
- Comment blog
- Bình luận diễn đàn
- Đăng ký lên danh bạ web
- Chèn textlink
- Thủ thuật backlink cơ bản
- Thủ thuật SEO google plus, SEO facebook
4. Sử dụng các công cụ SEO phổ biến
- Google adwords
- Google webmaster tool
- Google Analytic
- Free Monitor keyword for google hoặc Rank checker
- Traffic travis free
- Add on mozbar, add-on SEOquake lite, Add-on Lastpass...
- Sử dụng thành thạo chức năng của diễn đàn, CMS wordpress, CMS joomla, blogspot
5. Đã đọc qua một số tài liệu làm nền tảng SEO:
Tài liệu hướng dẫn SEO của Google năm 2009
Bạn chẳng cần phải đọc quá nhiều tài liệu về SEO mới học và làm tốt SEO. Bởi vì trong SEO toàn bộ tài liệu chỉ là quan điểm mà không phải là định luật, là công thức. Do vậy, tốt nhất chọn vài nguồn uy tín & đáng tin cậy để đọc. Siêng tin tưởng rằng, bạn sẽ tiết kiệm thời gian và cực kỳ hiệu quả cho một người chuyên viên SEO khi đọc 3 tài liệu dưới đây.
- Hướng dẫn SEO cơ bản của google: Search Engine Optimization Starter Guide
- Hướng dẫn webmaster của Google: Google webmaster guideline
- Tài liệu hướng dẫn SEO Begin của SEOmoz: The Beginner's Guide to SEO
6. Viết bài SEO đạt yêu cầu
Với một chuyển viên SEO, thì vẫn chưa đủ khả năng để viết 1 bài SEO chất lượng nhưng là một bài đạt yêu cầu SEO thì hoàn toàn có thể. Hãy xem các yêu cầu của một bài SEO chuẩn nhé
- Viết title độc nhất, có từ khóa SEO trong bài, đặc từ khóa đầu title và số ký tự không quá nhiều so với kết quả của Google(khoản tầm << 65, hãy dùng excel và hàm len(cell) để đếm)
- Description hay đoạn nội dung preview mô tả chính xác về title, về nội dung chính của bài và không quá dài song với snippet của Google. (khoản tầm << 155, hãy dùng excel và hàm len(cell) để đếm)
- Chèn keyword hợp lý trong bài viết, và khoản tầm 3-5 keyword trong bài
- Canh chỉnh bố cục bài viết cho dễ đọc, dễ theo dõi và người dùng dễ nhớ
- Lựa chọn hình ảnh minh họa thú vị và xác với đoạn viết(Siêng hay lên google search hình ảnh bằng tiếng anh...thế là có vô số ảnh hữu ích để minh họa)
- Kiểm tra lỗi hành văn, lỗi chính tả, chấm phếch và ngắt đoạn
- Chèn video hợp lý minh họa cho bài viết(sử dụng cách chèn video youtube vào diễn đàn, blogspot, joomla, wordpress...)
Đây là 6 tiêu chí khá đầy đủ để làm căn cứ xác định một chuyên viên SEO đạt yêu cầu. Hy vọng bài này cũng là một bộ khung cơ bản để những người chưa biết SEO có thể học để trở thành chuyên viên SEO theo cách trên.
Siêng sẽ chờ phản hồi của người độc và kiểm tra tính hữu ích của bài viết để quyết định có nên viết tiếp các phần khác. Rất mong nhận được sự ủng hộ của bạn
Lời nhắn:
Với những bạn đọc bài để lấy nội dung cho website/diễn đàn thì xin trích nguồn Blog SEO- Siengdepzai
Với những bạn đọc bài để tìm hiểu thì xin quay lại lần sau để đón đọc phần 2, phần 3 bài viết
Với những bạn tìm thấy sự hữu ích thì vui lòng share hoặc + 1 bài viết để cổ vũ cho Siêng viết tiếp các phần còn lại.
Với những bạn không hài lòng bài viết, xin để lại bình luận để góp ý thêm cho mình, mình xin lắng nghe.
Thank for all ^_^
Phạm văn Siêng
No comments:
Post a Comment