Breaking

Saturday, March 9, 2013

Những hiểu lầm cần tránh khi làm SEO Phần 1



Ngành công nghiệp seo dường như đang bị rối loạn thông tin vì khối lượng tin tức được đưa ra từ rất nhiều nguồn khác nhau.
Những cái mác "chuyên gia seo" mọc lên nhan nhản khiến nhiều người bị lừa bởi những tin tức không rõ nguồn gốc mà họ được cung cấp. Để xem thực hư thế nào Ninh Tuệ  đã tiến hành nghiên cứu và rút ra những hiểu lầm mà rất nhiều người đang mắc phải.
Thử cùng xem chúng là gì nhé

1. Chỉ số xếp hạng không còn là một vấn đề:

Cố gắng đứng đầu trong kết quả tìm kiếm không còn đóng vai trò quan trọng nữa. Các cuộc điều tra gần đây đều cho thấy người dùng rất hay thường xuyên di chuyển sang trang thứ hai thay vì chỉ tham khảo thông tin ở trang một, như vậy dù không ở top 10 thì bạn vẫn có thể tạo ra lưu lượng truy cập.

2. Bạn có thể làm seo không cần sự trợ giúp từ bên ngoài:

Làm seo chỉ đơn giản là làm các kỹ thuật và thủ tục để tăng người ghé thăm trang web của bạn. Trên thực tế thì không phải ai cũng có thể học được kỹ thuật seo. seo phức tạp hơn bạn tưởng đòi hỏi kiến thức trên nhiều lĩnh vực như tiếp thị trực tuyến, code, IT và kỹ năng PR...

3. Làm thẻ meta rất quan trọng:

Trang web của bạn cần thẻ meta để xếp hạng tốt? thực ra không phải như vậy nó chẳng ảnh hưởng gì đến xếp hạng của bạn cả.. Google và Bing không còn sử dụng thẻ Meta để vào các trang tuy nhiên nó cũng là một mánh khá hữu ích giúp từ khóa bạn đang mô tả sẽ xuất hiện thường xuyên bên cạnh các liên kết hiển thị trên kết quả tìm kiếm.

4. Tên miền giàu từ khóa được xếp hạng cao hơn:

Trước đây thì đúng là như vậy Google rất coi trọng từ khóa trong tên miền và nếu bạn có được từ khóa trong tên miền thì sẽ lợi thế hơn các trang web khác. Đó chính là lý do mà các công ty bỏ ra rất nhiều tiền để mua tên miền.
Thực tế giờ đây đã khác quá trình lập chỉ mục chỉ nhìn vào nội dung thực tế của các trang của bạn. Tên miền cũng quan trọng bởi vì người ta thấy nó thường xuyên nhưng nó không làm cho bạn xếp hạng cao hơn.

5. Bạn có thể gửi trang web của bạn vào Google hay các công cụ tìm kiếm:

Chúng ta vẫn thường submit URL lên các công cụ tìm kiếm, đó là một điều không cần thiết phải làm ngay.
Vì ngày nay các công cụ tìm kiếm rất tinh vi các trang web mới có thể được tìm thấy chỉ trong vài ngày. Chỉ nên submit khi trang web của bạn không được lập chỉ mục tự động sau một vài ngày.

6. Sitemap sẽ làm tăng thứ hạng của bạn:

Không cần thiết hàng ngày chủ sở hữu trang web dành thời gian gửi file XML có chứa các liên kết đến tất cả các trang trên web của họ mỗi khi web có thay đổi vì nó không làm tăng thứ hạng với lại những trang thêm cũng không cần thiết phải lập chỉ mục.
Nếu trang web của bạn điển hình và có các liên kết đến tất cả các trang thì thực sự không cần thiết làm điều này.

7. Seo không có gì để làm với các phương tiện truyền thông xã hội:

Trước khi facebook và twitter ra đời thì seo là cách duy nhất để có lưu lượng truy cập. Bây giờ các phương tiện truyền thông xã hội ở khắp mọi nơi vậy mà có rất nhiều nhà tiếp thị vẫn chưa nhận thấy sự liên kết chặt chẽ giữa seo và các phương tiện truyền thông xã hội. ví dụ Google sẽ ưu tiên mạng xã hội Google +xuất hiện trong kết quả tìm kiếm. Nếu sản phẩm dịch vụ của bạn được nhiều người đề cập tới và các liên kết của bạn được đặt trên các trang uy tín thì khả năng bạn xuất hiện trên Google sẽ cao. Còn với Facebook đã có công cụ Open Graph giúp tìm kiếm dựa vào bạn bè và sở thích. Điều này rõ ràng ảnh hưởng lớn tới seo.

8. Google không đọc các tập tin CSS:

Google bot chỉ nhìn thấy văn bản đó chính là lý do tại sao mà nhiều người chỉ tập trung vào phần văn bản của trang web.
Nhưng giờ đây nó đã đọc được javascript, css và nhiều hơn nữa. Ví dụ nếu một ai đó tìm kiếm trên thiết bị di động và bạn không bố trí giao diện dành cho mobile như vậy bạn đã bỏ lỡ cơ hội.

9. Bạn cần cập nhật trang chủ của bạn mọi lúc:

Một số người nghĩ rằng liên tục cập nhật nội dung trang chủ sẽ giúp bạn xếp hạng cao hơn hoặc không cập nhật xếp hạng sẽ bị giảm xuống. Đó là điều không chính xác, nếu đó là một trang bán sản phẩm thì chỉ cần cập nhật khi bạn có sản phẩm mới.

10. Các tiêu đề H1 có giá trị lớn hơn phần còn lại của văn bản:

Thẻ H1 chỉ đơn giản là một tiêu đề tương ứng với một mục CSS để giúp người sử dụng xem trang của bạn, nó không làm cho Google xếp hạng trang web của bạn. Nên bạn không phải lo lắng nếu đang sử dụng thẻ H2 thay vì H1 hoặc từ khóa chủ yếu nằm trong các văn bản mà không phải trong thẻ CSS.

No comments:

Post a Comment