Cũng giống như các website về tin tức khác, yêu cầu đầu tiên với một website du lịch là phải đầy ắp thông tin, nội dung phong phú, cụ thể, rõ ràng về các vấn đề du lịch. Bên cạnh đó, trang web có thu hút được lượt view hay không còn phụ thuộc vào giao diện cũng như trải nghiệm người dùng. Dưới đây là 9 bí quyết cụ thể của một website du lịch thu hút bạn có thể tham khảo để tăng lượt view cho website của mình.
1. Thanh tìm kiếm phải đặt ở vị trí dễ nhìn nhất
Với vô vàn trang web về du lịch hiện nay, khách hàng có rất nhiều lựa chọn, vì vậy họ sẽ không đủ kiên nhẫn tìm hết mục này đến mục khác để thấy được thông tin mình cần. Do đó, việc cần làm đầu tiên khi thiết kế một website du lịch là bạn phải đặt công cụ tìm kiếm thông tin ngay đầu trang. Số lượng thông tin của một website là rất lớn, việc cung cấp công cụ tìm kiếm ngay trên trang sẽ giúp khách hàng tiết kiệm được thời gian tìm kiếm và tăng tỷ lệ đặt mua sản phẩm của người dùng.
2. Liên kết với những địa điểm du lịch lớn
Cũng giống như công cụ tìm kiếm, đây là cách khôn ngoan để tiếp thị với khách hàng những sản phẩm du lịch của công ty. Khi thiết kế website du lịch, bạn nên sắp xếp các link liên kết này thành một danh sách trên một trình đơn thả xuống. Việc này giúp cho khách hàng tìm kiếm thông tin sản phẩm một cách nhanh chóng.
3. Nhận xét/Bình luận
Hiện nay, cách thông thường để tạo sự tin tưởng với khách hàng chính là những nhận xét (comment) của những người đã sử dụng dịch vụ trước đó. Vì vậy bạn hãy bố trí một phần dành riêng để cung cấp những lời nhận xét của khách hàng đã sử dụng sản phẩm của công ty. Điều này làm cho sản phẩm/dịch vụ của bạn đáng tin cậy hơn rất nhiều. Khách hàng sẽ dựa vào những thông tin đánh giá để đưa ra quyết định mua sản phẩm.
4. Thông tin chi tiết
Khi người dùng nhấp vào một mục cụ thể. Ví dụ: một khách sạn, một địa điểm du lịch hay khu vui chơi… thì bạn phải cung cấp những thông tin cần thiết ngay bên cạnh hình minh họa. Những thông tin này phải chi tiết, rõ ràng và ngắn gọn, làm sao để khách hàng nắm rõ những điều cần thiết về nội dung cũng như phương thức.
5. Tabs
Đối với một số cụm từ được khách hàng tìm kiếm phổ biến thì bạn nên dùng những Tab điều hướng để khách hàng dễ tiếp cận những thông tin này.
6. Nút “Đặt hàng”
Chỉ cung cấp thông tin thì không đủ cho một website du lịch. Bạn cần phải cung cấp phương tiện tích hợp để đặt trước sản phẩm mà cụ thể là nút bấm đặt hàng. Nút bấm này được sắp xếp phía dưới thông tin mô tả sản phẩm.
7. Lựa chọn vị trí phù hợp với nội dung
Nếu trang Web của bạn chuyên về đặt trước sản phẩm thì những chuyên mục để thực hiện việc này phải được bố trí ở phía bên trái hoặc trung tâm của website, nơi mà khách hàng có thể nhìn thấy rõ nhất. Ngược lại, nếu trang web của bạn chú trọng vào việc cung cấp thông tin cho khách hàng thì đương nhiên phần sản phẩm phải được đặt ở vị trí dễ nhìn thấy nhất.
8. Chào giá
Giá cả được xem là yếu tố quan trọng hàng đầu khi người dùng chọn mua hoặc sử dụng một sản phẩm/dịch vụ nào đó. Người dùng luôn tìm kiếm một sản phẩm tốt nhất với giá cả hợp lý nhất. Bạn có thể đặt phần chào giá ở bên phải của trang hoặc phần cuối, nơi mà khách hàng kết thúc việc đọc thông tin.
9. Theo dõi
Có thể người dùng sẽ truy cập vào trang Web của bạn một lần và không còn nhớ gì về nó nữa. Để khắc phục tình trạng này, bạn hãy xin email của khách hàng để tiếp tục gửi thông tin những sản phẩm mới cho họ.
No comments:
Post a Comment